Sa tế la một loại gia vị cay, nóng, có mùi vị rất thơm và thường không thể thiếu khi chế biến các món ăn như lẩu, nướng. Thường thì những gói sa tế sẽ được đóng gói vô cùng cẩn thận, chắc chắn và liệu bạn đã biết quy trình đóng gói này được thực hiện như thế nào hay không? Đó chính là nhờ thiết bị hữu ích trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm – máy đóng gói.
Thông tin chung về máy đóng gói sa tế
Đây được xem là dòng máy chuyên dụng trong việc đóng gói thực phẩm. Ngoài việc được sử dụng để đóng gói sa tế thì máy còn được dùng để đóng gói các dung dịch chất lỏng, sệt khác nhau như dầu gội, kem đánh răng…thậm chí là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…
Với thiết kế hiện đại, máy đóng gói được trang bị hệ thống điều khiển thông minh, nhờ vậy máy hoạt động ổn định và lâu bền, có tuổi thọ cao. Máy hoạt động tự động hoàn toàn từ khâu đưa nguyên liệu vào, định lượng, đóng gói, ép mép và chia tách chúng thành từng gói riêng biệt.
Máy có thể ép được nhiều kiểu ép gói khác nhau như dọc, ngang, caro… kiểu ép mép đường biên, đường bụng… Nhờ vậy, người dùng có thể chọn được nhiều cách bao gói khác nhau, phù hợp với từng loại thực phẩm riêng biệt.
Năng suất trung bình của máy từ 20 – 50 sản phẩm chỉ trong vòng 1 phút tùy thuộc vào trọng lượng của thực phẩm và loại bao gói sử dụng. Máy có thể sử dụng điện áp dân dụng thông thường hoặc điện áp ba pha tùy từng loại máy.
Những điều kiện cần thiết để sử dụng máy đóng gói sa tế được hiệu quả nhất
– Môi trường vận hành cần được khô ráo, thoáng mát bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đóng gói cũng như khả năng bảo quản sa tế. Đây vốn là thực phẩm có chứa nhiều muối và ở dạng lỏng, sệt nên có khả năng hút ẩm, bụi bẩn rất lớn. Bên cạnh đó, các linh kiện cũng như chất liệu của máy đóng gói được làm từ kim loại nên khi gặp nhiệt độ, độ ẩm cao thì nó sẽ khiến các linh kiện dễ bị ăn mòn, từ đó máy dễ bị chập mạch, đoản mạch, tuổi thọ máy giảm nhanh chóng.
– Hiểu rõ về quy trình và cách sử dụng, cách hoạt động của máy nhằm giúp máy hoạt động đúng cách và hiệu quả hơn. Không những vậy, người dùng cũng sẽ nắm được cách lựa chọn khối lượng dung dịch cho mỗi gói, cách điều khiển máy thông qua bảng điều khiển, đem đến hiệu quả làm việc được tốt hơn và hiệu quả hơn.
– Cần bảo dưỡng máy thường xuyên, định kỳ nhằm giữ máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, khi sử dụng máy sẽ vận hành trơn tru. Không những vậy, việc này còn giúp người dùng phát hiện sớm những hư hỏng, sự cố của máy trong thời gian sớm nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Nguyên liệu đầu vào phải luôn được cung ứng đầy đủ nhằm đảm bảo máy hoạt động liên tục, giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả công việc.